Nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 và nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lí, giáo viên, ngày 17/01/2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kinh Môn đã tổ chức chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả dạy môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 qua việc khai thác tự nhiên và lịch sử vùng miền”.
Chuyên đề không chỉ mở ra những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối kiến thức với thực tiễn, để môn Lịch sử - Địa lí trở nên gần gũi, sáng tạo và hấp dẫn đối với học sinh.
Buổi sinh hoạt chuyên đề diễn ra trực tiếp với sự tham gia của Ban Giám hiệu, tổ trưởng và tổ phó khối 4, 5 đến từ các trường tiểu học trên toàn thị xã Kinh Môn, tại Trường Tiểu học Tân Dân, Kinh Môn, Hải Dương.
Báo cáo chuyên đề do cô giáo Phạm Thị Tấm (Trường Tiểu học Tân Dân) trình bày đã gây ấn tượng với những đề xuất đổi mới mang tính thực tiễn cao. Cô nhấn mạnh rằng khai thác các yếu tố tự nhiên và lịch sử vùng miền sẽ giúp biến những trang sách khô khan trở thành những chuyện kể sinh động, kích thích học sinh tìm hiểu và trân trọng giá trị quê hương.
Tại buổi chuyên đề, cô giáo Phạm Thị Thu Trang Tiểu học Tân Dân- Kinh Môn- Hải Dương dạy bài 9: Thăng Long- Hà Nội (tiết 2).
Các em kể được học hai nội dung tương ứng với 2 hoạt động: Thăng Long tứ trấn và Sự tích Hồ Gươm.
Qua bài học, học sinh được hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác. Các em tự tin, diễn đạt rõ ràng khi trao đổi ý kiến; biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cùng cô giáo và bạn. Học trò tích cực phối hợp khi tham gia trò chơi, thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Sau bài dạy là nội dung thảo luận sôi nổi của các đồng chí cán bộ quản lí, giáo viên các nhà trường. Các ý kiến đi đến thống nhất dạy môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 qua việc khai thác tự nhiên và lịch sử vùng miền.
Chuyên đề cũng được đồng chí Trần Thị Chuyên– Phó Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Kinh Môn đánh giá có sự đầu tư công phu về báo cáo, kho học liệu phong phú, các biện pháp thực hiện đặc trưng, sáng tạo và tích cực. Giáo viên giảng dạy có vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, hướng đến hoạt động trải nghiệm, học sinh chủ động học tập, phát triển được năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực hợp tác, giao tiếp, …qua đó bồi dưỡng được tình yêu quê hương cho các em. Chuyên đề "Nâng cao hiệu quả dạy môn Lịch sử, Địa lý lớp 4 qua việc khai thác các yếu tố lịch sử và địa lý vùng miền” đã mang lại những thay đổi tích cực, không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách sâu sắc mà còn khắc phục tâm lý ngại học lịch sử – môn học thường bị xem là khô khan và khó nhớ.
Một số hình ảnh trong chuyên đề:









